TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI MỤN TRỨNG CÁ

TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI MỤN TRỨNG CÁ

23/08/2024 3 phút đọc
Nội dung bài viết

Vị trí thường gặp ở những vùng tuyến bã hoạt động mạnh: mặt, lưng, ngực (nhất là vùng liên bả), phần trên cánh tay.

Tổn thương cơ bản:

+ Trứng cá thể thông thường (acne vulgaris): Là hình thái thường gặp nhất của trứng cá với các thương tổn rất đa dạng như sau:

Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (Comedon) hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại. Sau đó, tuỳ mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.

  • Trứng cá đầu trắng: Trên da mặt thấy các điểm trắng 1-2mm ở dưới da, đó chính là nhân trứng cá.
  • Trứng cá đầu đen: Có một điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã phần trên bị oxy hoá.
  • Trứng cá sẩn viêm: Có các sẩn viêm đường kính 1-3mm, nặn ra nhân trứng cá là một sợi chất bã màu trắng ngà vàng.
  • Trứng cá sẩn mủ, mụn mủ: Có sẩn mủ, trung tâm là mủ và nhân trứng cá, có quầng bao quanh, kích thước 1-5mm.
  • Trứng cá viêm tấy: Bao quanh nhân trứng cá là khối viêm tấy 1-3cm đường kính, viêm đỏ sưng cứng, ấn đau, sau hoá mủ.

+ Trứng cá thể nặng:

  • Trứng cá dạng cục, dạng kén: Hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Vị trí thường gặp là mặt, cổ và xung quanh tai.
  • Trứng cá bọc: Là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.
  • Trứng cá tối cấp( còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét): Bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.

+ Các thể lâm sàng khác:

  • Trứng cá trẻ sơ sinh: Xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh. Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở tháp mũi, má, trán. Tồn tại 5-7 ngày.
  • Trứng cá do thuốc: Do thuốc nội tiết, Azathioprin (thuốc ức chế miễn dịch), thuốc có Iod, thuốc tránh thai. Corticoid có thể gây trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, thương tổn không có nhân.

  • Trứng cá muộn ở phụ nữ: Gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, nguyên nhân do cường nội tiết sinh dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.
  • Trứng cá do hoá chất: do mỹ phẩm, do các chất halogen (clo, brom, iod), do xăng dầu (còn gọi là trứng cá hạt dầu: thường gặp ở vùnh mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân).
Viết bình luận của bạn

BOTOX TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Chủ Nhật, 08/12/2024 13 phút đọc

1. Đại cương Tăng tiết mồ hôi (hyperhydrosis) thường được định nghĩa là sự tiết mồ hôi quá mức hay là sự tiết mồ hôi vượt quá... Đọc tiếp

CÁC LOẠI BỚT SẮC TỐ THƯỜNG GẶP

Thứ Bảy, 23/11/2024 5 phút đọc

1. Bớt sắc tố là gì? Bớt sắc tố là một loại tổn thương da lành tính, có thể xảy ra do việc tăng sinh tế bào... Đọc tiếp

DA NHIỄM CORTICOID

Thứ Bảy, 16/11/2024 4 phút đọc

1. Đại cương: Corticoid dùng tại chỗ là một phương pháp điều trị, có từ những năm 1950, rất phổ biến trong các bệnh da liễu. Mặc... Đọc tiếp

DA DẦU MỤN VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Thứ Sáu, 01/11/2024 6 phút đọc

1. Thế nào là da dầu?  Da dầu là loại da có tuyến bã nhờn sản xuất lượng dầu quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc... Đọc tiếp

Nội dung bài viết