KHẨU TRANG VÀ MỤN TRỨNG CÁ

KHẨU TRANG VÀ MỤN TRỨNG CÁ

28/08/2024 6 phút đọc
Nội dung bài viết

Sau đại dịch Covid-19, khẩu trang là thứ luôn gắn liền với mỗi người trong giao tiếp xã hội. Và đến hiện tại khi đại dịch đã được kiểm soát nhưng những yếu tố như ô nhiễm môi trường, chất thải độc hại, các loại bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp vẫn đang gia tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là sức khoẻ đường hô hấp. Vì vậy, khẩu trang dần trở thành vật dụng thiết yếu nhằm bảo vệ sức khoẻ con người.

Tuy nhiên việc mang khẩu trang thường xuyên có thể làm bùng phát mụn trứng cá cá hoặc làm nặng thêm các tình trạng viêm da có sẵn trước đó như là  mụn trứng cá, viêm nang lông, trứng cá đỏ, viêm da tiếp xúc.



1. Nguyên nhân gây bùng phát mụn khi mang khẩu trang. 

Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trứng cá khi mang khẩu trang

  • Đầu tiên là tình trạng bít tắc cổ nang lông do sự tích lũy của tuyến bã nhờn và do vi môi trường nóng ẩm khi hơi thở không được thoát ra bên ngoài mà bị chặn lại bởi khẩu trang.
     
  • Thứ hai là tổn thương hàng rào bảo vệ da do ma sát giữa da và khẩu trang. Khi thở, khẩu trang sẽ chuyển động theo nhịp thở của chúng ta do đó tạo ra những ma sát nhỏ trên bề mặt da và làm tổn thương bề mặt của da.


 

2. Lựa chọn khẩu trang để tránh bùng phát mụn trứng cá.

 

Hiện nay có hai loại khẩu trang chúng ta thường sử dụng nhất đó là khẩu trang vải và khẩu trang y tế làm từ cotton.

  •  Khẩu trang y tế có ưu điểm là thoáng khí hơn và có thanh cứng giúp khẩu trang được ép chặt vào mũi hơn. Tuy nhiên nhược điểm của khẩu trang y tế là tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.
  • Với khẩu trang vải, thì ưu điểm của loài khẩu trang này là có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên khẩu trang vải thường dày hơn do đó có thể gây bít tắc lỗ chân lông nhiều hơn, ngoài ra ra nếu chúng ta không giặt khẩu trang vải thường xuyên thì có thể làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn trên da. Do đó khi sử dụng khẩu trang vải nên giặt ngay sau khi dùng rồi mới tái sử dụng. Ngoài ra nên sử dụng bột giặt dịu nhẹ để giặt khẩu trang  nhằm tránh tình trạng kích ứng da do chất tẩy rửa.


 

3. Làm thế nào để hạn chế khả năng bùng phát mụn khi mang khẩu trang?

-  Theo hiệp hội da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên rằng chúng ta nên có 15 phút không mang khẩu trang sau mỗi 4 tiếng mang khẩu trang để da được thông thoáng.

- Không nên make-up hoặc sử dụng kem che khuyết điểm, kem nền khi mang khẩu trang vì sẽ làm tăng tình trạng bít tắc cổ nang lông. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng cùng nhau thì nên nên sử dụng che khuyết điểm hoặc kem nền dạng mineral (dạng khoáng).

- Tránh sử dụng chống nắng và dưỡng ẩm dạng kem, ưu tiên sử dụng chống nắng, dưỡng ẩm dạng gel hoặc lotion để tránh làm tăng tình trạng  bít tắc lỗ chân lông. 

- Chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, rửa mặt mỗi sáng khi thức dậy,  trước khi đi ngủ  và sau khi mang khẩu trang trong thời gian dài. Tránh sử dụng các sản phẩm có nhiều cồn vì có thể làm khô da và làm tăng tình trạng kích ứng lên da. 

 

4. Tiêu chuẩn chẩn đoán mụn trứng cá do mang khẩu trang.

 

 Theo hiệp hội da liễu Hoa Kỳ (AAD): Mụn trứng cá do mang  khẩu trang được định nghĩa là tình trạng xuất hiện mụn trứng cá ở vùng mang khẩu trang trong vòng 6 tuần kể từ khi mang khẩu trang.


 


 

5. Điều trị mụn trứng cá do mang khẩu trang có khác gì so với điều trị mụn trứng cá bình thường hay không?


 

Do tình trạng ma sát thường xuyên nên hàng rào bảo vệ da rất dễ bị tổn thương trong trường hợp mụn trứng cá do mang khẩu trang. Do đó việc điều trị mụn trứng cá do cổ trang có những điểm cần lưu ý sau đây:

  • Không ưu tiên lựa chọn những hoạt chất có khả năng gây kích ứng cao như là Benzoyl peroxide, Retinoids, AHA, BHA, Đặc biệt là BHA nền cồn dạng leave-on.
  • Ưu tiên sử dụng hợp chất có khả năng diệt khuẩn, phục hồi hàng rào bảo vệ da, và giảm viêm tốt như : Niacinamide, Kháng sinh bôi, Azelaic axit.
  • Trong trường hợp nặng hơn có thể dùng kháng sinh dạng uống như Doxycyclin, Minocycline  trong thời gian ngắn.
  •  Nếu có tình trạng viêm nang lông do nấm đi kèm có thể sử dụng kháng nấm dạng bôi hoặc uống để điều trị đồng thời. 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Teo WL. Diagnostic and management considerations for "maskne" in the era of COVID-19. J Am Acad Dermatol. 2021;84(2):520-521. doi:10.1016/j.jaad.2020.09.063

https://www.healthline.com/health/maskne#treatment

 

Viết bình luận của bạn

BOTOX TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Chủ Nhật, 08/12/2024 13 phút đọc

1. Đại cương Tăng tiết mồ hôi (hyperhydrosis) thường được định nghĩa là sự tiết mồ hôi quá mức hay là sự tiết mồ hôi vượt quá... Đọc tiếp

CÁC LOẠI BỚT SẮC TỐ THƯỜNG GẶP

Thứ Bảy, 23/11/2024 5 phút đọc

1. Bớt sắc tố là gì? Bớt sắc tố là một loại tổn thương da lành tính, có thể xảy ra do việc tăng sinh tế bào... Đọc tiếp

DA NHIỄM CORTICOID

Thứ Bảy, 16/11/2024 4 phút đọc

1. Đại cương: Corticoid dùng tại chỗ là một phương pháp điều trị, có từ những năm 1950, rất phổ biến trong các bệnh da liễu. Mặc... Đọc tiếp

DA DẦU MỤN VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Thứ Sáu, 01/11/2024 6 phút đọc

1. Thế nào là da dầu?  Da dầu là loại da có tuyến bã nhờn sản xuất lượng dầu quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc... Đọc tiếp

Nội dung bài viết