HORI’S NERVUS
25/10/2024
3 phút đọc
Nội dung bài
viết
1. Bớt Hori là gì?
Bớt Hori hay còn được gọi là ABNOM (bớt dạng Ota mắc phải hai bên gò má), được biểu hiện bởi sự xuất hiện nhiêu dát hình tròn màu xanh-nâu hoặc xám, tập trung thành nhóm ở vùng gò má đối xứng hai bên. Thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi từ 20-30 tuổi, và thường gặp ở phụ nữ châu Á.
2. Mô bệnh học của bớt Hori
Trong mô bệnh học của bớt Hori, có sự xuất hiện của các tế bào melanocyte hình dạng bất thường ở lớp trung bì nhú và không làm thay đổi cấu trúc khác của mô học da. Khác với bớt Ota, mô bệnh học của bớt Ota có sự xuất hiện của tế bào Melanocyte trải dài từ trung bì nhú cho đến lớp trung bì lưới.
3. Chẩn đoán Hori
Bớt Hori có thể được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng, tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác nhất cần làm sinh thiết da.
Trên lâm sàng bớt hori có thể dễ bị chẩn đoán nhầm với:
- Bớt Ota: khác với bớt Hori, bớt ota thường xuất hiện từ bé, thường chỉ xuất hiện một bên và có tăng sắc tố cả ở vùng niêm mạc.
- Nám: Nám thường không có giới hạn rõ ràng, dát tăng sắc tố có cấu trúc dạng lưới. Có thể sử dụng đèn wood để xác định phần nám thượng bì có thể giúp phân biệt chính xác hơn (nám thượng bì đậm màu hơn khi quan sát dưới ánh đèn Wood)
4. Điều trị bớt Hori
- Do tính chất mô bệnh học các tế bào melanocyte trong bớt Hori nằm chủ yếu ở lớp trung bì nhú, do đó các phương pháp điều trị tác động đến lớp thượng bì như thuốc thoa làm sáng da, peel da... đều không có tác dụng điều trị bớt Hori.
- Mài da và đốt bằng laser: có thể giúp điều trị bớt Hori nhưng nguy cơ để lại sẹo rỗ và đốm mất sắc tố rất cao. Không khuyến cáo sử dụng.
- Khuyến cáo hiện nay trong điều trị Hori Nevus là sử dụng laser 1064 nm (nano hoặc pico giây)
KẾT LUẬN: Bớt Hori là một trong những rối loạn sắc tố trung bì thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi người châu Á. Bớt Hori gây mất thẩm mỹ, nhưng có thể điều trị với mức độ cải thiện tốt từ 60-100% bằng laser sắc tố không xâm lấn.