ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ

ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ

24/08/2024 6 phút đọc
Nội dung bài viết

*Mục tiêu điều trị:

- Điều hoà tuyến bã.

- Chống viêm, chống nhiễm khuẩn.

- Bạt sừng, hạn chế bít tắc cổ nang lông.

*Các phương pháp hỗ trợ điều trị:

- Chích nặn nhân trứng cá: Dùng cây chích nặn nhân trứng cá (extractor Schamberg) chích nặn nhân trứng cá, làm thoát mụn mủ và nang trứng cá sẽ mau lành hơn. Chú ý vô khuẩn và bội nhiễm.

- Tháo bỏ nặn nhân trứng cá bằng keo Cyanoacylate: Bôi keo Cyanoacylate vào mụn trứng cá, dùng que nhựa dính vào chỗ đó, sau 1 phút nhấc ra kéo theo chân trứng cá bị dính chặt vào que thuỷ tinh hay tấm plastic.

- Chemical Peel : Sử dụng những hoạt chất mang tính acid nồng độ cao sau đó apply lên mặt nhằm mục đích loại bỏ lớp bít tắc, loại bỏ dầu thừa trên bề mặt giúp kháng khuẩn và gom cồi mụn tốt hơn.

- Massage da mặt hàng ngày: Chỉ nên rửa mặt 2-3 lần, rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng tránh làm trầy xước da, xoa bóp nhẹ nhàng giúp điều hoà tuyến bã tốt hơn.

*Thuốc bôi tại chỗ :

- Retinoids:

+ Tác dụng: Gom nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm,…

+ Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng… thường xảy ra trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.

-Benzoyl peroxide (BPO):

+ Tác dụng: Diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể sự tăng sinh P.acnes và acid béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn.

+ Dạng thuốc: Cream, gel có nồng độ từ 2,5- 10%.

+ Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên bôi thuốc vào chiều tối để giảm nhạy cảm ánh sáng.

-Kháng sinh:

+ Tác dụng: Diệt P.acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hoá ứng động của bạch cầu trung tính.

+ Dạng thuốc: Dung dịch tan trong cồn (ví dụ Clindamycin và Erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích ứng da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ Erythromycin 3% với Benzoyl peroxide 5% hoặc Clindamycin 1% với Benzoyl peroxide 5%).

-Acid Azelaic:

+ Tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn.

+ Dạng thuốc: Cream 20%

+ Tác dụng phụ: Ngứa và cảm giác châm chích tại chỗ.

  • Lưu ý: Có thể phối hợp các loại thuốc bôi nếu bệnh dai dẳng hay tái phát (không phối hợp các chế phẩm thuộc nhóm cyclin với retinoid).

- Các thuốc tróc lột da nhẹ và kiểm soát dầu bã nhờn làm cho nhân trứng cá được giải phóng.

+ Thành phần thường có Lưu huỳnh (Sulfur), Salicylic acid, Resorcinol và Benzoyl peroxide…

*Thuốc dùng toàn thân:

- Kháng sinh:

+Doxycyclin: 100mg/ngày x 30 ngày sau đó 50mg/ngày x 2-3 tháng.

+ Tetracyclin 1,5g x 8 ngày hoặc 0,25g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi).

+ Trường hợp không có chỉ định của nhóm Cycline, có thể dùng kháng sinh nhóm Macrolid thay thế.

Tác dụng phụ: Thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracyclin, doxycyclin), rối loạn tiêu hoá (erythromycin).

  • Isotretinoin:

+ Tác dụng: Ức chế sự sản xuất chất bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng.

+ Liều dùng: Tấn công: 0,5-1 mg/kg/ngày x 4 tháng

                      Duy trì: 0,2-0,3 mg/kg/ngày x 2-3 tháng

+ Tác dụng phụ: Khô da, bong da, môi, loét miệng, kích thích mắt.

+ Lưu ý: Không dùng thuốc trong thời kì mang thai, cho con bú vì nguy cơ gây quái thai (khớp sọ thoái hoá nhanh gây não bé, khó đẻ). Dùng phối hợp với Tetracyclin làm tăng áp lực nội sọ . Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.

  • Hormone: Thuốc đối kháng Androgen có nguồn gốc tự nhiên.

+ Cách dùng: Vỉ 21 viên, bắt đầu uống viên đầu tiên khi có hành kinh, mỗi ngày uống 1 viên, nghỉ 7 ngày. Thời gian dùng thuốc từ 3-6 tháng.

+ Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa.

  • Thuốc khác: Vitamin B2, A, Biotin, Bepanthen, ZinC.

*Dặn dò:

- Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm Halogen, Corticoid.

- Vệ sinh da mặt sạch sẽ.

- Ăn ít đường, chocolate , chất béo , đồ chiên rán, chất kích thích.

- Tránh làm việc quá sức, stress tâm lý , thức khuya.

Viết bình luận của bạn

BOTOX TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Chủ Nhật, 08/12/2024 13 phút đọc

1. Đại cương Tăng tiết mồ hôi (hyperhydrosis) thường được định nghĩa là sự tiết mồ hôi quá mức hay là sự tiết mồ hôi vượt quá... Đọc tiếp

CÁC LOẠI BỚT SẮC TỐ THƯỜNG GẶP

Thứ Bảy, 23/11/2024 5 phút đọc

1. Bớt sắc tố là gì? Bớt sắc tố là một loại tổn thương da lành tính, có thể xảy ra do việc tăng sinh tế bào... Đọc tiếp

DA NHIỄM CORTICOID

Thứ Bảy, 16/11/2024 4 phút đọc

1. Đại cương: Corticoid dùng tại chỗ là một phương pháp điều trị, có từ những năm 1950, rất phổ biến trong các bệnh da liễu. Mặc... Đọc tiếp

DA DẦU MỤN VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Thứ Sáu, 01/11/2024 6 phút đọc

1. Thế nào là da dầu?  Da dầu là loại da có tuyến bã nhờn sản xuất lượng dầu quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc... Đọc tiếp

Nội dung bài viết