DA DẦU MỤN VÀ CÁCH CHĂM SÓC
01/11/2024
6 phút đọc
Nội dung bài
viết
1. Thế nào là da dầu?
Da dầu là loại da có tuyến bã nhờn sản xuất lượng dầu quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn và khiến da luôn trong tình trạng bóng dầu.
Đa số da bị dầu xuất hiện ở nam nhiều hơn ở nữ giới, thường ở người trẻ tuổi, đặc biệt là trong lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên.
2. Biểu hiện của da dầu?
- Bề mặt da dày, sần sùi, không láng mịn.
- Da có nhiều dầu nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
- Lỗ chân lông to, có thể quan sát bằng mắt thường.
- Da thường xuyên nổi mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc…
- Da dầu dễ bắt nắng và sạm màu
3. Cách nhận biết da dầu mụn?
- Quan sát da
Da có biểu hiện bóng nhờn, có cảm giác bết dính khi chạm vào, lỗ chân lông to và xuất hiện mụn trứng cá
- Dùng giấy thấm dầu
Tẩy trang và rửa mặt, sau 30 phút áp giấy thấm dầu lên 2 bên gò má, trán, cằm và hai cánh mũi. Sau 5 phút lấy ra đánh giá
- Da thường: Không thấy vệt dầu hoặc rất ít, da mịn, lỗ chân lông nhỏ
- Da khô: Giấy thử không có dầu, da sần sùi, tối màu
- Da dầu (Da nhờn): Có những vệt nhờn thấy rõ, lỗ chân lông to
- Da hỗn hợp: Giấy ở vùng trán và mũi có dầu nhờn, hai bên má thì không có
- Chụp phân tích da
Sử dụng máy chụp phóng đại da dưới ánh sáng thường và ánh sáng UV. Thông qua các chỉ số độ dầu trên da, lỗ chân lông để xác định loại da.
4. Nguyên nhân của da dầu?
- Di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ có da dầu thì con của họ cũng sẽ có thể là da dầu.
- Tuổi tác: Tuyến bã hoạt động mạnh nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên, sau đó sẽ giảm dần, da tiết ra ít bã nhờn hơn khi bạn già đi.
- Môi trường sống: Tỷ lệ người có làn da dầu sẽ cao hơn ở vùng khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra, tình trạng da đổ nhiều dầu sẽ xuất hiện vào mùa hè nhiều hơn mùa thu, mùa đông.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Chăm sóc da bằng các loại mỹ phẩm không phù hợp có thể khiến da sản xuất nhiều bã nhờn hơn.
- Chăm sóc da thái quá: Rửa mặt, tẩy tế bào da chết quá mức sẽ lấy đi gần như toàn bộ lớp dầu trên da, kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp sự mất mát này, từ đó khiến da trở nên nhờn hơn.
5. Cách chăm sóc da dầu mụn?
- Dùng sửa rửa mặt cho da dầu 2 lần/ngày tuy nhiên không làm sạch chất nhờn quá mức.
- Xịt nước hoa hồng để làm thông thoáng lỗ chân lông, sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất chống nhờn (lưu huỳnh, kẽm, kaolin…)
- Nên dùng dưỡng ẩm dạng lotion thoa lớp mỏng
- Tránh dùng mỹ phẩm có khả năng tạo nhân mụn và gây bít tắc lỗ chân lông.
- Duy trì sử dụng các chất chống nhờn và ngăn ngừa mụn (thành phần có chứa lưu huỳnh, AHA, BHA, tretinoin …) sau khi điều trị mụn giúp kiểm soát mụn đỡ tái phát.
6. Cách phòng chống mụn trứng cá?
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Chứa nhiều rau xanh và các loại trái cây. hạn chế các loại thức ăn chứa quá nhiều đường, sô cô la, thức ăn nhiều tinh bột
- Giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, tránh căng thẳng quá mức. Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Rửa mặt với tần suất vừa đủ. Không nên rửa với sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày. Điều này sẽ làm mất cân bằng pH trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng đúng cách và phù hợp với làn da. Tránh sử dụng những sản phẩm có chứa dầu.
- Hạn chế trang điểm khi mặt bị mụn, vì như vậy sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn. Tẩy trang và rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm
- Tránh sờ tay lên mặt cạy, nặn mụn không đúng cách để tránh nhiễm trùng dễ bị sẹo mụn