CÁC DI CHỨNG SAU MỤN  TRỨNG CÁ

CÁC DI CHỨNG SAU MỤN TRỨNG CÁ

05/09/2024 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Mụn trứng cá là một bệnh lý da liễu với tình trạng viêm da mãn tính và cơ chế bệnh sinh vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, nhiều người thường không xem mụn trứng cá là một căn bệnh cần phải điều trị, suy nghĩ này dẫn đến trì hoãn trong chữa trị và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trị liệu sau đó. Các hậu quả của mụn trứng cá như sẹo mụn, tăng sắc tố (thâm mụn) hay stress, tự ti thậm chí trầm cảm… cũng do trì hoãn trong điều trị mà có thể trở nên nặng nề hơn.

Trong bài viết này, Adecyn sẽ trình bày các kiến thức về hậu quả có thể gặp phải của mụn trứng cá và các phương pháp điều trị hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu!

1/ Tăng sắc tố sau mụn (PIH- Post inflammatory hyperpigmentation):

Tăng sắc tố sau mụn hay còn gọi là thâm mụn là một tình trạng rất phổ biến xảy ra sau khi các tổn thương mụn lành. Chúng biểu hiện dưới dạng các đốm có màu tối hơn so với vùng da xung quanh. Các đốm này có các màu biến đổi từ màu hồng đỏ đến nâu hoặc đen. Độ đậm nhạt này còn tùy thuộc mức độ tổn thương do mụn gây ra và màu da của từng người.

Nguyên nhân của thâm mụn chính là tình trạng tăng sắc tố sau viêm do tăng sản xuất quá mức sắc tố melanin hay do sự phân tán sắc tố không đều thứ phát sau viêm, từ đó gây ra những vết thâm sạm màu hơn da tổng thể.

Theo nghiên cứu, tăng sắc tố sau viêm có thể xuất hiện ở mọi loại da nhưng xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở các bệnh nhân da đậm màu. Đồng thời, tình trạng thâm đen càng kéo dài hơn khi tổn thương trên da càng sâu.

Làn da châu Á như người Việt Nam thuộc nhóm da đậm màu nên PIH xảy ra khá phổ biến, chiếm khoảng 50% trường hợp sau viêm và thường nặng nề hơn so với những người có làn da sáng màu. Vì thế, tăng sắc tố sau mụn trứng cá thường khó tránh khỏi và cần chủ động điều trị sớm để giảm thiểu hậu quả của nó.

2/ Ban đỏ sau mụn (PIE- Post inflammatory erythema):

Các vết đỏ, hồng hoặc tím bề ngoài đặc trưng của PIE thực chất là do sự giãn nở, viêm hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da.

Các chuyên gia da liễu cho rằng mụn nang là nguyên nhân phổ biến gây nên thâm mụn đỏ PIE. Thế nhưng trên thực tế lại có nhiều nguyên nhân hình thành nên vấn đề này có thể là viêm da cơ địa, cháy nắng. PIE cuối cùng sẽ tự biến mất, nhưng có những phương pháp điều trị hiệu quả có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ nó nhanh chóng hơn. Nên nhớ, so với vết thâm đen thì vết thâm mụn đỏ dễ chữa trị hơn, hiệu quả đạt được cao hơn.

PIE có nhiều khả năng xảy ra ở những người có tông màu da sáng hơn. Vết PIE có thể kéo dài trong vài tuần đến một tháng và sẽ tự mất đi nếu cơ địa tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngồi đợi chúng tự khỏi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Thay vào đó, có những phương pháp điều trị có thể giúp loại bỏ nó sớm hơn.

3/ Sẹo sau mụn trứng cá:


 

Sẹo là tác hại nặng nề, ám ảnh và khó điều trị nhất trong những hậu quả của mụn trứng cá. Sẹo hình thành từ những tổn thương do mụn và thường xảy ra do các thói quen cào, gãi hay nặn mụn không đúng cách. Điều trị mụn chưa chắc đã dễ dàng nhưng điều trị sẹo chắc chắn là khó khăn. Có 3 loại sẹo phổ biến là sẹo lồi, sẹo rỗ và sẹo phì đại :

● Sẹo lõm trứng cá chia làm 3 loại:

 Sẹo hình phễu (ice pick): hay gặp nhất, đường kính < 2mm, bờ rõ, có thể sâu tới lớp hạ bì.

 Sẹo lòng chảo (rolling scars): đường kính 4 - 5mm, do sợi xơ trung bì dính với thượng bì gây co kéo tạo thành đáy lòng chảo.

 Sẹo đáy phẳng (box scars): hình tròn hay ovan, bờ sẹo thẳng đứng, đường kính 1,5 - 4mm.

● Sẹo phì đại, sẹo lồi: do sự tăng sinh xơ bất thường trong quá trình lành thương, thường gặp ở vị trí ngực, lưng, bả vai, góc hàm, mặt.

Tóm lại, có thể nói mụn trứng cá là một căn bệnh phổ biến nhưng đã và đang gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng và nặng nề. Vì lẽ đó, những ai đang bị mụn trứng cá nên quan tâm ngay đến sức khỏe làn da và điều trị kịp thời! Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hậu quả của mụn trứng cá cũng như các phương pháp điều trị những hậu quả này!

 

Viết bình luận của bạn

Lactic Acid

Thứ Tư, 02/04/2025 8 phút đọc

Lactic Acid là một loại acid hữu cơ thuộc nhóm Alpha Hydroxy Acid (AHA), có công thức hóa học là C3H6O3. Khi Lactic Acid trong nước... Đọc tiếp

Hoạt chất bôi thoa làm trắng da

Thứ Tư, 02/04/2025 12 phút đọc

1. Đại cương Làm trắng da là một thực hành lâu đời gắn liền với một số xã hội. Tập quán cổ xưa này có thể bắt... Đọc tiếp

Rám má ở nam giới

Thứ Tư, 02/04/2025 6 phút đọc

I. Đại cương  Rám má là bệnh tăng sắc tố mắc phải, không thường gặp ở nam giới với tỉ lệ khoảng 10-25%. Cơ chế bệnh sinh... Đọc tiếp

Rạn da ở phụ nữ có thai

Thứ Tư, 02/04/2025 6 phút đọc

1. Đại cương  Rạn da là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ có thai, có thể gặp ở 50-90% trường hợp. Tổn thương là các... Đọc tiếp

Nội dung bài viết