
Lactic Acid
02/04/2025
8 phút đọc
Nội dung bài
viết
Lactic Acid là một loại acid hữu cơ thuộc nhóm Alpha Hydroxy Acid (AHA), có công thức hóa học là C3H6O3. Khi Lactic Acid trong nước có thể mất một proton từ carboxyl, tạo ra ion lactate CH3CH(OH)COO. Với khả năng thẩm thấu sâu vào da, ngậm nước và cấp ẩm cao, giúp da mềm mại và khỏe mạnh hơn. Thành phần này rất an toàn cho hầu hết các loại da, nhất là da khô, da nhạy cảm.
Lactic Acid hiện nay có 2 dạng quang học:
- Lactic Acid tự nhiên (L-lactic acid): Được sản xuất trong quá trình lên men của vi khuẩn lactic và chuyển hóa glucose trong cơ thể con người. Xuất hiện trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua.
- Lactic Acid tổng hợp (D-lactic acid): Ứng dụng trong công nghiệp và mỹ phẩm. Thường được tìm thấy trong mỹ phẩm không kê đơn và sản phẩm đặc trị.
Với cấu trúc phân tử siêu nhỏ, Lactic Acid có thể len lỏi, thấm sâu vào trong các tầng da, giúp các tế bào da ngậm nước tốt hơn, tăng độ mềm mại cho bề mặt da. Đồng thời, hoạt chất này hoạt động bằng cách nhẹ nhàng phá vỡ các liên kết giữa các tế bào da khô và chết trên bề mặt da. Không chỉ vậy, Lactic Acid còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da hiệu quả.
Nhờ tính linh hoạt, Axit Lactic được ưa chuộng và ứng dụng khá nhiều trong đời sống của con người như trong công nghệ thực phẩm và làm đẹp. Đối với phái đẹp, Axit lactic được coi là “thần dược” sắc đẹp trong việc chăm sóc da nhờ khả năng thẩm thấu, len lỏi vào tận sâu vào các tế bào biểu bì. Khi được so sánh với Glycolic – một AHA khác cùng nhóm có khả năng thẩm thấu, Axit Lactic được đánh giá cao hơn nhờ kết cấu là các phân tử siêu vi, hoạt chất nhẹ và làm da mềm mịn.
Đặc biệt nhờ đặc tính giữ nước cao, Axit Lactic hạn chế sự mất nước của da khi sử dụng trực tiếp. Axit Lactic được coi là sự lựa chọn khá an toàn với phái đẹp bởi khả năng tương thích trên nhiều loại da, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm. Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Michele S. Green đến từ trường Đại học Yale University nhận định rằng Axit lactic có khả năng tái tạo cấu trúc da chỉ sau vài lần sử dụng, đặc biệt Axit Lactic nồng độ khoảng 12% sẽ giúp tác động sâu xuống cả lớp biểu bì và hạ bì.
Axit Lactic còn giúp tẩy đi lớp tế bào chết trên da nhưng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm, từ đó làm sáng da, giảm thâm, hỗ trợ cải thiện dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và làm da căng bóng.
Tương tự một số loại acid khác, hiệu quả của Lactic Acid phụ thuộc vào nồng độ sản phẩm. Theo nghiên cứu, Lactic Acid mang lại hiệu quả tốt nhất trên da khi được sử dụng với nồng độ từ 5 - 12% và độ pH từ 3 - 4. Độ pH thấp dưới 3 rất dễ gây ra những kích ứng trên da.
Điều chế và sản xuất Lactic Acid
Sản xuất Lactic Acid từ lên men vi khuẩn
Nguyên liệu để sản xuất Lactic Acid có thể từ váng sữa hoặc sữa chua,... Tận dụng các loại vi khuẩn để tạo ra quá trình lên men từ các nguyên liệu trên có thể thu được L-Lactic - Hợp chất thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp da.
Sản xuất Lactic Acid từ quy trình tổng hợp chất
Quá trình sản xuất Lactic Acid từ các nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, than đá. Từ những nguyên liệu này, sẽ điều chế và thu được hoạt chất acetaldehyde.
Sau đó, hoạt chất acetaldehyde sẽ nhiệt phân để tạo ra lactonitrile. Cuối cùng, lactonitrile được thanh lọc và hydroxy hóa thành Acid Lactic. Thành phần Lactic Acid ở công đoạn này thường là hỗn hợp của dạng D- và L- ,được gọi là hỗn hợp Acid Lactic DL-.
Tuy nhiên, trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm cần thiết cuối cùng là L-Lactic, do đó, sau khi thu được Acid Lactic DL- sẽ tiếp tục xúc tác phân giải đường để thu được sản phẩm như mong muốn.
Cơ chế hoạt động của Lactic Acid
Lactic Acid đóng vai trò là chất kích thích thúc đẩy quá phát triển của tế bào dưới lớp biểu bì da, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới dưới da đồng thời giúp giảm thiểu các nếp nhăn và làm da căng mịn.
Lactic Acid hoạt động linh hoạt và lướt nhẹ trên bề mặt da, giúp phá vỡ các liên kết của tế bào chết, tăng cường phát triển biểu bì và giữ ẩm cho da.
Lactic acid giúp kiểm soát dầu thừa trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc lỗ chân lông và gây mụn, từ đó sẽ giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên của da và không tạo cảm giác khô da khi sử dụng.
Công dụng
Đào thải và loại bỏ tế bào chết: Lactic Acid là thành phần dưỡng chất tẩy tế bào chết của AHA khiến các liên kết của tế bào chết tan ra nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy tái tạo da mới.
Giữ ẩm cho làn da: Với nồng độ từ 5% đến 12%, Lactic Acid hoàn toàn có thể thâm nhập sâu vào hạ bì và biểu bì giúp kết cấu da được cải thiện, các nếp nhăn sẽ mờ dần và biến mất.
Điều trị tình trạng nám và đồi mồi: Lactic Acid làm đều màu da nhờ vào quá trình loại bỏ các lớp da sừng chết, khắc phục tình trạng da nám do tuổi tác và xỉn màu.
Điều trị mụn: Lactic Acid sẽ loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất khác trên bề mặt, từ đó giúp lỗ chân lông được thông thoáng và sạch sẽ.
Liều dùng & cách dùng
Sử dụng Lactic Acid để loại bỏ tế bào chết sau khi đã làm sạch da, tiếp đến dùng nước hoa hồng. Sau đó, bạn áp dụng các bước chăm sóc da thông thường. Đặc biệt, bạn nên sử dụng kem chống nắng vào ban ngày và kem dưỡng ẩm vào ban đêm để tăng hiệu quả chăm sóc da và bảo vệ làn da của mình.
Lưu ý
Trước khi bắt đầu dùng Lactic Acid cho da, hãy tìm hiểu làn da của bạn thuộc loại nào để có liều lượng sử dụng phù hợp. Nếu bạn đang sử dụng các thành phần làm khô da như retinol, tretinoin, hoặc các sản phẩm điều trị mụn trứng cá, ngừng sử dụng ít nhất 5 ngày trước khi dùng Lactic Acid.
Nếu bạn sở hữu một làn da quá mỏng hoặc dễ kích ứng, hãy dừng quá trình tẩy tế bào chết trước ít nhất hai tuần, sau đó mới sử dụng các mỹ phẩm chứa Lactic Acid.
Sau khi sử dụng Lactic Acid, bạn cần có một chế độ chăm sóc và dưỡng da tỉ mỉ. Làn da cần ít nhất từ 2 – 10 ngày để phục hồi và ổn định sau quá trình sử dụng Lactic Acid. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không cho da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong 2 - 4 tuần. Nếu phải ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng.
Ứng dụng
Sản xuất mỹ phẩm: Lactic Acid là thành phần có mặt trong nhiều mỹ phẩm dưỡng da như serum, toner, kem dưỡng, mặt nạ và sữa rửa mặt. Với khả năng thẩm thấu nhanh chóng qua biểu bì và hạ bì, Lactic Acid giúp da mềm, căng bóng và sáng màu.
Làm sữa chua: Lợi khuẩn Lactic Acid tham gia vào quá trình lên men và tạo ra sữa chua – một thức uống rất có lợi cho sức khỏe.
Bảo quản rau quả: Lactic Acid thường được kết hợp với các chất bảo quản khác để kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm.
Lưu ý
Các lưu ý khi sử dụng Lactic Acid trên da
-
Tăng nhạy cảm với ánh nắng: Sử dụng Lactic Acid có thể gây ra bong tróc khiến da bị tổn thương và nhạy cảm với ánh mặt. Do đó, bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ cho da.
-
Tình trạng kích ứng da: Nếu sử dụng nồng độ Lactic Acid quá cao, da sẽ gặp phải một vài tình trạng như đỏ da, cháy da, lột da, khô da, ngứa da, sưng tấy da.
-
Tuyệt đối không sử dụng Lactic Acid nếu da đang gặp phải tình trạng bị kích ứng trên da như viêm da,…
-
Sử dụng theo đúng chỉ dẫn và tuyệt đối không sử dụng quá liều bởi sẽ khiến tình trạng của da tồi tệ hơn.